• Địa chỉ: 136 Lê Văn Duyệt, P.1, Q Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0982 43 14 43 - 0937 555 450 (Zalo)

Về Thu Xếp Lại

Tác giả: Đỗ Hồng Ngọc
65.000 VNĐ
Tác giả BS Đỗ Hồng Ngọc
NXB NXB Tổng Hợp TPHCM
Năm XB 2019
Trọng lượng (gr) 180
Kích Thước Bao Bì 17 x 17
Số trang 160
Hình thức Bìa Mềm

 

Đặt mua sản phẩm
Thông tin sản phẩm

Tôi nay ở tuổi 80. Thực lòng... đang tiếc mãi tuổi 75! Thấy những bạn trẻ... trên dưới bảy mươi mà “gato”! Mới vài năm thôi mà mọi thứ đảo ngược cả.

Bây giờ có vẻ như tôi đang lùi dần về lại tuổi ấu thơ, tuổi chập chững, tuổi nằm nôi... Vòng đời rất công bằng. Chỉ còn cách tủm tỉm cười một mình mà thôi!

Cái tuổi đẹp nhất của đời người theo tôi có lẽ ở vào lứa 65-75. Đó là lứa tuổi tuyệt vời nhất, sôi nổi nhất, hào hứng nhất... Tuổi vừa đủ chín tới, có thể rửa tay gác kiếm, tuyệt tích giang hồ, “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” (NCT), nhưng cũng là tuổi có thể lại vướng víu, đa đoan nhiều nỗi, để một hôm ngậm ngùi

Ta là ai mà còn khi giấu lệ/

Ta là ai mà còn trần gian thế? (TCS).

Nhớ hồi ở tuổi 55, mới hườm hườm, tôi ngẫm ngợi, ngắm nghía mình rồi lẩn thẩn viết “Gió heo may đã về”. Đến 60 thì viết “Già ơi... chào bạn!” như một reo vui, đến 75 còn... ráng viết “Già sao cho sướng?... để sẻ chia cùng bè bạn đồng bệnh tương lân.

Nhưng 80 thì thôi vậy. Đã đến lúc phải “Về thu xếp lại”..., bởi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội”... rồi đó thôi.

Khi viết Gió heo may đã về, tôi cảm xúc từ nhạc Trịnh, nên đã mượn những ca từ của anh làm tiêu đề cho mỗi chương sách. Trong Lời bạt cho cuốn sách này, Trịnh Công Sơn viết:

“... Bạc đầu có phải đã chớm già không”

Theo tôi, bạn Đỗ Hồng Ngọc ạ, đó chỉ là thay đổi một màu tóc... Tôi nghĩ rằng, không có già, không có trẻ, nói với một người trẻ, tôi già rồi em ạ là vô lễ”.

Thế rồi, đến một hôm kia, anh đã lại viết:

 “Về thu xếp lại...”

“Ôi phù du/

từng tuổi xuân đã già/

một ngày kia đến bờ/

Đời người như gió qua...”

Tôi nhớ mãi lần đến thăm anh ở phòng Săn sóc đặc biệt Bệnh viện Chợ Rẫy năm đó, trông anh như một tàu lá chuối khô, dán sát giường bệnh, tôi bỗng ngộ, những câu chữ anh viết trong ca khúc thì ra đã đến từ một cõi nào khác, xa xôi, một “mặc

khải”, một “phó chúc” nào đó, chớ không phải từ tấm thân tứ đại ngũ uẩn mong manh này.

Cho nên khi viết những dòng này, hôm nay, tôi lại nhớ người bạn nhạc sĩ họ Trịnh và lại mượn những ca từ của anh như một đề dẫn...

Những dòng viết này góp nhặt từ những trang nhật ký rời, từ những ghi chép lang thang không ngày tháng, rải rác nơi nọ nơi kia, chỉ để sẻ chia cùng bè bạn thân thiết, những bè bạn cùng trang lứa, cùng tâm trạng.

Rất riêng tư, và rất chủ quan... (Đỗ Hồng Ngọc)

 Đỗ Hồng Ngọc

(Nguồn: NXB Tổng hợp TP.HCM)

 
 
Mã hàng 9786045889695
Nhà Cung Cấp NXB Tổng Hợp TPHCM
Tác giả BS Đỗ Hồng Ngọc
NXB NXB Tổng Hợp TPHCM
Năm XB 2019
Trọng lượng (gr) 180
Kích Thước Bao Bì 17 x 17
Số trang 160
Hình thức Bìa Mềm
Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Truyện ngắn - Tản Văn bán chạy của tháng
Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...
 

Tôi nay ở tuổi 80. Thực lòng... đang tiếc mãi tuổi 75! Thấy những bạn trẻ... trên dưới bảy mươi mà “gato”! Mới vài năm thôi mà mọi thứ đảo ngược cả.

Bây giờ có vẻ như tôi đang lùi dần về lại tuổi ấu thơ, tuổi chập chững, tuổi nằm nôi... Vòng đời rất công bằng. Chỉ còn cách tủm tỉm cười một mình mà thôi!

Cái tuổi đẹp nhất của đời người theo tôi có lẽ ở vào lứa 65-75. Đó là lứa tuổi tuyệt vời nhất, sôi nổi nhất, hào hứng nhất... Tuổi vừa đủ chín tới, có thể rửa tay gác kiếm, tuyệt tích giang hồ, “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” (NCT), nhưng cũng là tuổi có thể lại vướng víu, đa đoan nhiều nỗi, để một hôm ngậm ngùi

Ta là ai mà còn khi giấu lệ/

Ta là ai mà còn trần gian thế? (TCS).

Nhớ hồi ở tuổi 55, mới hườm hườm, tôi ngẫm ngợi, ngắm nghía mình rồi lẩn thẩn viết “Gió heo may đã về”. Đến 60 thì viết “Già ơi... chào bạn!” như một reo vui, đến 75 còn... ráng viết “Già sao cho sướng?... để sẻ chia cùng bè bạn đồng bệnh tương lân.

Nhưng 80 thì thôi vậy. Đã đến lúc phải “Về thu xếp lại”..., bởi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội”... rồi đó thôi.

Khi viết Gió heo may đã về, tôi cảm xúc từ nhạc Trịnh, nên đã mượn những ca từ của anh làm tiêu đề cho mỗi chương sách. Trong Lời bạt cho cuốn sách này, Trịnh Công Sơn viết:

“... Bạc đầu có phải đã chớm già không”

Theo tôi, bạn Đỗ Hồng Ngọc ạ, đó chỉ là thay đổi một màu tóc... Tôi nghĩ rằng, không có già, không có trẻ, nói với một người trẻ, tôi già rồi em ạ là vô lễ”.

Thế rồi, đến một hôm kia, anh đã lại viết:

 “Về thu xếp lại...”

“Ôi phù du/

từng tuổi xuân đã già/

một ngày kia đến bờ/

Đời người như gió qua...”

Tôi nhớ mãi lần đến thăm anh ở phòng Săn sóc đặc biệt Bệnh viện Chợ Rẫy năm đó, trông anh như một tàu lá chuối khô, dán sát giường bệnh, tôi bỗng ngộ, những câu chữ anh viết trong ca khúc thì ra đã đến từ một cõi nào khác, xa xôi, một “mặc

khải”, một “phó chúc” nào đó, chớ không phải từ tấm thân tứ đại ngũ uẩn mong manh này.

Cho nên khi viết những dòng này, hôm nay, tôi lại nhớ người bạn nhạc sĩ họ Trịnh và lại mượn những ca từ của anh như một đề dẫn...

Những dòng viết này góp nhặt từ những trang nhật ký rời, từ những ghi chép lang thang không ngày tháng, rải rác nơi nọ nơi kia, chỉ để sẻ chia cùng bè bạn thân thiết, những bè bạn cùng trang lứa, cùng tâm trạng.

Rất riêng tư, và rất chủ quan... (Đỗ Hồng Ngọc)

 Đỗ Hồng Ngọc